Mắc cài là gì?
Mắc cài là một trong những khí cụ không thể thiếu khi chỉnh nha cố định, được bác sĩ gắn trực tiếp lên răng. Sau đó, lực từ dây cung và các loại chun kéo được tác động thông qua mắc cài để làm răng dịch chuyển về vị trí mong muốn. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại mắc cài chính:
- Mắc cài truyền thống hay còn gọi là mắc cài buộc chun.
- Mắc cài tự buộc thông minh hay còn gọi là mắc cài tự động.
Cấu tạo chun của mắc cài chỉnh nha

Một mắc cài hoàn chỉnh bao gồm 3 phần là: phần đế (Base), phần cánh (Wings) và phần rãnh (Slot).
- Phần đế được xử lý cơ học thuận lợi cho việc bám dính.
- Phần cánh để lưu giữ dây cung bằng chun tại chỗ (mắc cài buộc chun) hoặc khí cụ chỉnh nha khác trong quá trình điều trị.
- Phần slot mắc cài là một phần cực kỳ quan trọng. Dây cung sẽ được đặt vào rãnh mắc cài và tác dụng lực, điều chỉnh độ tip, torque của từng răng. Do đó, độ chính xác của slot mắc cài là cực kì quan trọng.
Vai trò của mắc cài
Như đã đề cập ở trên, mắc cài đóng vai trò trung gian để tác động lực làm di chuyển răng về vị trí mong muốn. Do đó, cả mắc cài thường và tự buộc đều cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Phải có thiết kế chính xác từ phần đế tới slot nhằm hạn chế các tác dụng không mong muốn trong điều trị.
- Đế mắc cài được xử lý tinh tế để bám dính tốt trên răng và khi tháo không làm tổn thương men răng.
- Mắc cài chỉnh nha phải tạo thuận lợi cho nha sĩ thao tác làm cho trải nghiệm điều trị của bệnh nhân được nhẹ nhàng nhất cố thể.
So sánh mắc cài buộc chun và tự buộc
Cấu tạo
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo của cả 2 loại mắc cài buộc chun và mắc cài tự buộc. Cả 2 loại mắc cài đều gồm những thành phần giống nhau như đã nêu trên, chỉ có một số sự khác biệt:

- Mắc cài buộc chun: Bác sĩ cần sử dụng chun tại chỗ để cố định dây cung trong rãnh mắc cài.
- Mắc cài tự buộc: có tích hợp nắp trượt liền trong thân mắc cài để cố định dây cung, vì vậy không cần sử dụng chun tại chỗ. Tùy theo mục đích sử dụng mà thể là mắc cài tự buộc chủ động hoặc mắc cài tự buộc thụ động.

Tác dụng
- Mắc cài buộc chun:
– Chun tại chỗ sẽ tạo ra 1 lực ma sát tác động lên dây cung. Lực ma sát này gây cản trở lực tác dụng và gây đau cho bệnh nhân khi tác động lực kéo răng.
– Ngoài ra, sau 1 thời gian chun tại chỗ sẽ bị giãn và mất tác dụng.
- Mắc cài tự động
– Với mắc cài tự buộc thì khi đi dây, nắp mắc cài sẽ được đóng lại. Dây cung sẽ nằm hoàn toàn trong rãnh mắc cài mà không bị tác động thêm bởi lực ma sát. Do đó, răng sẽ dễ dàng dịch chuyển hơn, tiết kiệm thời gian chỉnh nha.
– Bên cạnh đó, lực tác động lên răng sẽ được duy trì ổn định giữa các lần bệnh nhân tái khám.
– Đặc biệt trong những trường hợp cần nong rộng cung răng bằng dây cung thì mắc cài tự buộc sẽ là sự lực chọn tối ưu.
Vệ sinh răng miệng
- Với mắc cài buộc chun: Trong khi bệnh nhân ăn nhai, thức ăn có thể làm đổi màu chun, mắc vào chun tại chỗ và gây khó vệ sinh răng miệng.
- Với mắc cài tự động: Bệnh nhân sẽ dễ dàng để làm sạch hơn do có cấu tạo nguyên khối (nắp dính liền mắc cài), giảm tích tụ mảng bám, giảm nguy cơ viêm lợi, sâu răng hay hôi miệng cho bệnh nhân.
Chi phí cho từng loại mắc cài
Do cấu tạo phức tạp cùng những lợi ích mà mắc cài buộc chun đem lại, thì chi phí niềng răng của mắc cài buộc chun sẽ rẻ hơn chi phí niềng răng bằng mắc cài tự buộc.
Trên đây là những so sánh về mắc cài buộc chun và tự động. Chúng ta có thể thấy rằng, mắc cài tự động mang lại nhiều ưu điểm, cho bệnh nhân kết quả điều trị nhanh chóng và trải nghiệm nhẹ nhàng.
Tuy nhiên, trong niềng răng, mắc cài chỉ là phương tiện để tác dụng lực lên răng, nó không quyết định tới kết quả cuối cùng. Việc lựa chọn loại mắc cài nào hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện của từng bệnh nhân.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về mắc cài buộc chun truyền thống và mắc cài tự động. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy để lại bình luận dưới bài viết này hoặc liên hệ trực tiếp đến số hotline của Nha khoa Lạc Việt Intech để được giải đáp.